TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA MỘT SỐ CHẤT, HỢP CHẤT VÔ CƠ CÓ TRONG CT THPT

    1. 1. Flo: Khí lục nhạt, độc2. Clo: 
      • Vàng lục, mùi sốc
      • Nước clo có màu  vàng nhạt

      3. Brom: Lỏng, đỏ nâu, dễ bay hơi, độc

      4. Iot: 

      • Tinh thể đen tím, có vẻ sáng của kim loại
      • Tan nhiều trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước

      5. KClO3: Kết tinh không màu, tan nhiều trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh.

      6. HBr:

      • Ở nhiệt độ thường, HBr là chất khí không màu, “bốc khói” trong không khí ẩm và dễ tan trong nước.
      • Dd HBr/H2O được gọi là dd axit bromhidric

      7. HI: Dễ tan trong nước

      8. Oxi:

      • Không màu không mùi
      • Ít tan trong nước

      9. Ozon

      • Khí xanh, mùi khét
      • Hóa lỏng thì có màu xanh đậm
      • Dễ tan trong nước hơn oxi

      10. Lưu huỳnh: 

      • < 113°C: rắn vàng
      •  = 119°C : lỏng vàng, linh động
      • = 187°C : quánh nhớt, nâu đỏ, chuyển động khó khăn
      • = 445°C : sôi

      11. H2S: 

      • Không màu, mùi trứng thối, rất độc
      • Ít tan trong nước

      12. SO2: 

      • Không màu, mùi hắc, độc
      • Tan nhiều trong nước

      13. SO3

      • Chất lỏng, không màu
      • Tan vô hạn trong nước và trong H2SO4, hút nước mạnh

      14. H2SO4: Lỏng sánh như dầu, không bay hơi, hút ẩm

      15. Nito: 

      • Không màu, không mùi, ít tan trong nước
      • Không duy trì sự cháy và sự hô hấp, không độc

      16. NH3

      • Khí không màu, mùi khai, sốc
      • Tan nhiều trong nước
      • Dung dịch đậm đặc ≈ 25%

      17. Muối amoni

      • Là những chất tinh thể ion
      • Tan tốt trong nước

      18. Oxit của Nito

      • N2O, NO : Không màu
      • NO2: Nâu đỏ, xốc, rất độc
      • N2O3: Lỏng xanh thẩm, kém bền
      • N2O5: Tinh thể trắng, kém bèn

      19. HNO3

      • Lỏng, không màu, bốc khói trong không khí ẩm
      • Kém bền, khi có ánh sáng thì  vị phân hủy 1 phần tạo NO2
      • Tan vô hạn trong nước tạo thành hỗn hợp đồng sôi với nước
      • Axit đặc ≈ 68%

      20. Muối Nitrat: Hấp thụ hơi nước trong không khí – dễ bị chảy rữa

      21. Photpho 

      – P trắng

      • Rắn trong suốt, trắng hoặc vàng nhạt, giống sáp
      • Mềm, dễ nóng chảy
      • Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, độc, gây bỏng
      • Bốc cháy trong không khí (>40°C), bảo quản bằng cách ngâm trong nước
      • Phát quang lục nhạt trong bóng tối

      – P đỏ: 

      • Là chất bột màu đỏ (là dạng polime của P trắng)
      • Không tan trong dung môi thường
      • Dễ hút ẩm và chảy rữa
      • Bền trong không khí ở nhiệt độ thường
      • Khi đun nóng (ko có kk) thì P đỏ –> P trắng

      22. H3PO4

      • Rắn, tinh thể trong suốt, không màu
      • Háo nước, dễ bị chảy rửa, tan vô hạn trong nước
      • Thường dùng ở nồng độ ≈ 85% (đặc, sánh)

      23. Muối Photphat

      • Tất cả H2PO4(-) đều tan trong nước
      • HPO4(2-), PO4(3-) phần lớn không tan trong nước, trừ photphat kim loại kiềm  và amoni

      24. Cacbon

      – Kim cương

      • Không dẫn điện, dẫn nhiệt kém
      • Tinh thể nguyên tử
      • Cứng nhất trong tất cả các chất

      – Than chì

      • Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (kém hơn kim loại)
      • Tinh thể có cấu trúc lớn (liên kết cộng hóa trị)

      -Fuleren: Cấu trúc hình cầu rỗng

      25. CO

      • Không màu, không mùi, ít tan trong nước
      • Bền với nhiệt, độc

      26. CO2

      • Không màu, vị chua, tan vừa
      • Không duy trì sự sống cho động vật nhưng dtss cho thực vật

      27. H2CO3: Yếu, kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch

      28.  Silic

      Silic vô định hình: Bột nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy

      Silic tinh thể:

      • Cấu tạo giống kim cương, xám, ánh kim, bán dẫn
      • Ở nhiệt độ thường độ dẫn điện thấp

      29. SiO2: Tinh thể nguyên tử, không màu, trong suốt

      30. H2SiO3 (axit silixic)

      • Kết tủa keo, không tan trong nước
      • Khi đun nóng dễ bị mất nước
      • Khi sấy khô, mất 1 phần nước tạo thành 1 vật liệu xốp gọi là silicagen (hút ẩm, hấp phụ)

      31. Kim loại kiềm

      • Kiểu mạng: Lập phương tâm khối
      • Bề mặt màu trắc bạc, ánh kim mạnh (trừ Cs) (Ánh kim chỉ tồn tại trong môi trường lạnh hoặc chân không)
      • Ở nhiệt độ thường: Cs và Fr là chất lỏng, còn lại rắn
      • Li nổi trên dầu hỏa, Na & K nổi trên nước
      • Khi đốt –> ngọn lửa : Li – đỏ tía, Na – vàng, K – tím, Rb – hồng, Cs – xanh da trời.

      32. MOH (M: kim loại kiềm)

      • Rắn màu trắng, nhiệt độ nóng chảy thấp, hút ẩm mạnh
      • Bền với nhiệt; khi đun ở nhiệt độ cao thì nóng chảy, sau đó bay hơi mà không bị phân hủy (trừ LiOH)

      33. Kim loại kiềm thổ:

      • Kiểu mạng: Be, Mg(lục phương); Ca, Sr( lập phương tâm diện); Ba, Ra (lập phương tâm khối)
      • Khối lượng riêng nhỏ, là những kim loại nhẹ hơn Al (trừ Ba)
      • Nhiệt độ nc và nhiệt độ sôi tương đối thấp

      34. Ca(OH)2 (vôi tôi) : Rắn, ít tan trong nước, phần tan gọi là nước vôi trong

      35. CaCO3: Rắn, màu trắng, không tan trong nước

      36. CaSO4: 

      • Rắn, màu trắng, ít tan trong nước
      • CaSO4.2H2O: (thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường); CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O (thạch cao nung).

      37. Nhôm

      • Lập phương tâm diện
      • Trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi, dát mỏng
      • Dẫn điện nhiệt tốt (dẫn nhiệt = 2/3 Cu, dẫn điện > Fe 3 lần)

      38. Al2O3: 

      • Rắn màu trắng, không tác dụng với nước và không tan trong nước.
      • Ở dạng khan: Emeri (độ cứng cao, làm đá mài); Criodon (ngọc thạch cứng, trong suốt, không màu)

      39. Al(OH)3: Trắng, kết tủa keo, không bền

      40. Crôm: 

      • Trắng ánh bạc
      • Cứng nhất trong số các KL, có thể rạch thủy tinh

      41. CrO: bột đen, không tan trong nước

      42. Cr(OH)2: rắn vàng, không tan trong nước.

      43. Muối Cr(II): màu xanh da trời, không bền

      44. Cr2O3: Lục thẩm, rất cứng, không tan trong nước

      45. Cr(OH)3: Kết tủa keo, lục xám

      46. CrO3: Tinh thể hình kim, đỏ sẫm

      47. Muối Cr(VI) : Cromat CrO4(2-) [vàng chanh], đicromat Cr2O7(2-) [da cam]

      48. Fe: Trắng xám, dẻo, có tính nhiễm từ

      49. FeO: Rắn đen, không tan trong nước

      50. Fe2O3: Rắn nâu đỏ, bị nhiệt phân hủy thành Fe3O4

      51. Fe(OH)2: Kết tủa trắng (trắng xanh), không bền

      52. Fe(OH)3: kết tủa nâu đỏ

      53. Fe3O4: Là hợp chất ion, tinh thể được tạo bởi ion Fe(2+), Fe(3+), O(2-)

      54. Cu: 

      • Kim loại đỏ, mềm, dễ dát mỏng
      • Độ dẫn điện giảm nhanh khi lẫn tạp chất

      55. Cu2O: Rắn đỏ gạch, không tan trong nước

      56. CuO: rắn màu đen

      57. Cu(OH)2: rắn, màu xannh

      58. CuSO4:

      • Kết tinh từ dung dịch thường ở dạng tinh thể hidrat CuSO4.5H2O
      • CuSO4 khan màu trắng, hút ẩm tạo hidrat CuSO4.5H2O màu xanh

      59. Niken

      • Trắng bạc, rất cứng, rèn được
      • Dạng bột đen tự bốc cháy trong không khí

      60. Kẽm

      • Màu lam nhạt, giòn ở nhiệt độ phòng
      • Dẻo ở 100°C-150°C, giòn trở lại ở nhiệt độ > 200°C
      • Hơi kẽm oxit rất độc

      61. Thiếc

      • Trắng bạc, dẻo
      • Thù hình: Thiếc trắng (bền ở 14°C); Thiếc xám (bền ở < 14°C)

      62. Chì: Trắng hơi xanh, mềm, dễ dát mỏng và kém sợi

      63. Bạc: Mềm, dẻo, trắng, dẫn điện nhiệt tốt nhất trong các kim loại

      64. Vàng: Kim loại mềm, màu vàng, dẻo, dẫn điện nhiệt tốt chỉ kém Ag, Cu

 

lien-he-trung-tam-gia-su

Liên hệ tìm gia sư dạy kèm tại nhà Uy Tín Tphcm:

0985. 856. 125 Thầy Trí (chuyên ban tự nhiên)
0909. 273. 078 Cô Trân (chuyên ban xã hội)
(Làm việc các ngày trong tuần và ngày lễ)
Website: trung tam gia su Tphcm
Facebook: gia su uy tin Tphcm

Từ khóa tìm kiếm: “gia su mon hoa, day kem tai nha mon hoa”

Viết một bình luận

Gọi Tư Vấn - Học Thử Miễn Phí
test_ai